Mức phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn được quy định tại Nghị định 164 về phí bảo vệ môi trường, đã hết hiệu lực vào ngày 15/07/2023 và được thay thế bởi Nghị định số 27/2023/NĐ-CP. Nghị định mới này cụ thể hóa mức thu phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
Mức phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn được quy định tại Nghị định 164 về phí bảo vệ môi trường, đã hết hiệu lực vào ngày 15/07/2023 và được thay thế bởi Nghị định số 27/2023/NĐ-CP. Nghị định mới này cụ thể hóa mức thu phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
Khám phá trang 32 GDCD 8: Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;
+ Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng khi di chuyển.
+ Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
+ Nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
+ Sử dụng nhiều túi ni-lông khó phân hủy, đồ nhựa,…
+ Lãng phí điện, nước, thức ăn...
+ Từ chối hoặc tỏ thái độ thiếu tích cực khi tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
+ Vi phạm hoặc bao che cho những những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
(TVU) – Hệ lụy về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người và sự phát triển ổn định của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường sống hiện tại không nhất thiết phải làm những việc lớn lao mà chỉ cần thay đổi một số thói quen rất nhỏ trong đời sống hàng ngày là có thể góp phần tích cực để bảo vệ môi trường.
Hằng ngày, trong khuôn viên Trường Đại học Trà Vinh luôn xuất hiện những việc làm của các sinh viên với những hành động cụ thể để hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường góp phần xây dựng một trường đại học xanh.
Đây là một trong những khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường được lắp đặt tại Tòa nhà B1. Tại đây, khẩu hiệu được treo hơn 2 tháng nay thu hút nhiều sinh viên, giảng viên nhà trường cùng nhau hưởng ứng.
Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm, con người trên khắp hành tinh thải ra môi trường một khối lượng nhựa đủ để cuốn quanh Trái Đất 4 lần khi có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới.
Túi nilon rất rẻ, và tiện dụng, vì thế chúng ta luôn “thẳng tay” lấy túi và cũng thẳng tay vứt chúng không chút đắn đo suy nghĩ về hệ lụy sau này. Chúng ta đều biết, túi nilon phân hủy cực lâu và không phân hủy hết hoàn toàn. Theo nguyên lý tuần hoàn, chúng sẽ trở thành những mảnh vi nhựa được động vật tiêu thụ và theo chuỗi thức ăn, sẽ quay trở lại cơ thể của chúng ta. Thậm chí, khi bị đốt chất thải nhựa sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Ngày nay, những chai nước nhựa dùng 1 lần vừa tiện dụng, vừa rẻ với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng xuất hiện khắp nơi. Chính vì sự tiện lợi ấy mà con người bỏ qua thói quen mang bình nước cá nhân bên mình.
Làm thế nào để thay thế túi nilon, thế luôn các sản phẩm nhựa chỉ dùng 1 lần?. Chúng ta có thể sử dụng túi vải, túi giấy… hay bất kỳ loại túi nào dùng được nhiều lần và có thể phân hủy thay cho túi nilon. Đơn giản chỉ là đem theo vài chiếc túi mỏng, nhẹ và cho vào giỏ xách hoặc xe máy để phòng hờ những lúc mua đồ. Như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rất nhiều rồi đấy.
Hoặc cách đơn giản mà ai cũng có thể làm là hãy mua những loại chai sử dụng được nhiều lần, và tập cho mình thói quen tự mang những chai nước này khi hoạt động ngoài trời, khi đi du lịch hay đi chơi.
Tuyên truyền trực quan bằng khẩu hiệu
Xung quanh khuôn viên Trường Đại học Trà Vinh được Nhà trường lắp đặt nhiều khẩu hiệu tuyên truyền như “Vì tương lai đất nước, hãy bảo vệ môi trường”, “Sống cho môi trường là sống tốt cho mình”, “Tích cực hành động vì môi trường xanh sạch đẹp”, “Hãy trồng thêm một cây xanh là thêm hành động để bảo vệ môi trường”, “Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe con người” hay cả những biển báo cấm săn bắt động vật… được thiết kế bằng vật liệu thân thiện với môi trường thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên và giảng viên.
Những chiếc thùng rác xinh xắn đỏ đỏ, xanh xanh với vẻ ngoài bắt mắt thu hút mọi ánh nhìn. Những chiếc thùng rác này được xây dựng khắp khuôn viên nhà trường. Tại thùng rác, các bạn sinh viên có thể phân loại rác thải theo từng thùng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân loại rác thải từ nhân viên vệ sinh cũng như nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường xung quanh nơi học tập và làm việc.
Đây là một vài hình ảnh, cũng như việc làm đơn giản nhất nhằm khơi dậy ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.
Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường vì một Đại học Trà Vinh xanh toàn diện.
Chiến dịch nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Các phong trào, hành động “nói không với rác thải nhựa” xuất hiện ngày càng nhiều trên mọi vùng, miền. Tiêu biểu như tại chợ Nhớn (TP Bắc Ninh), bà con tiểu thương nơi đây thực hiện "nói không" với túi ni lông. Theo đó, khi bán hàng, tất cả tiểu thương đều sử dụng túi sinh học, túi giấy để gói hàng cho khách. Khách đến chợ mua hàng cũng chủ động xách làn, mang túi dùng nhiều lần đi mua đồ.
Đối với các đơn vị quân đội, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần được các cơ quan, đơn vị tích cực hưởng ứng bằng nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, thiết thực. Toàn quân đẩy mạnh xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp, hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ dùng bằng nhựa; huy động công sức bộ đội dọn dẹp vệ sinh môi trường, phân loại, xử lý rác thải đúng quy cách. Đặc biệt, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp quân đội chủ động đầu tư máy móc, dây chuyền, công nghệ hiện đại nhằm xử lý rác, chất thải các loại. Các bệnh viện có nhiều biện pháp phân loại, xử lý tại chỗ kết hợp ký hợp đồng với các công ty thu gom rác thải để xử lý lượng rác thải hằng ngày, bảo đảm an toàn, vệ sinh, khoa học. Ngoài ra, nhiều đơn vị có các sáng kiến nhằm tạo ra những sản phẩm thay thế, hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, các loại đồ nhựa dùng một lần. Ví như, Bệnh viện Quân y 354 (Tổng cục Hậu cần) dùng túi giấy thay thế toàn bộ túi ni lông sử dụng tại các nhà thuốc của bệnh viện. Nhờ sáng kiến này, mỗi ngày các nhà thuốc bệnh viện giảm được hàng trăm túi ni lông thải ra môi trường.
Những biện pháp, cách làm trên tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các ngành, các cấp, của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân. Để góp phần bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải có nhiều chương trình hành động, phong trào, cuộc vận động thiết thực, cụ thể nhằm tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp quần chúng nhân dân; làm cho việc "nói không” với túi ni lông, với đồ nhựa dùng một lần... ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen của mỗi người dân. Muốn vậy, cần tuyên truyền, vận động, thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cơ sở; từ mỗi người, mỗi gia đình đến khu dân cư và toàn xã hội. Các cấp bộ đảng, cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến, mô hình điểm và nhân rộng trong cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn xã hội. Cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, tổ chức, cá nhân làm tốt; xây dựng và ban hành quy chế, quy định, xử lý nghiêm vi phạm; phê phán thói quen xấu, vứt rác, nhất là rác thải nhựa bừa bãi ra môi trường xung quanh. Đồng thời xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý rác thải nhựa phù hợp, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường... Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức, tập thể, cá nhân chung tay loại bỏ rác thải nhựa trong đời sống sinh hoạt và sản xuất để bảo vệ, gìn giữ cho được môi trường sống an toàn.