Trần Hùng là người có những phát ngôn mạnh mẽ về chống buôn lậu, trước khi bị bắt vẫn có những dòng tự sự răn dạy người khác. Chính vì vậy, nhiều người thất vọng, hụt hẫng bởi Trần Hùng bị bắt vì vụ việc buôn lậu sách giáo khoa lớn nhất từ trước tới nay.
Trần Hùng là người có những phát ngôn mạnh mẽ về chống buôn lậu, trước khi bị bắt vẫn có những dòng tự sự răn dạy người khác. Chính vì vậy, nhiều người thất vọng, hụt hẫng bởi Trần Hùng bị bắt vì vụ việc buôn lậu sách giáo khoa lớn nhất từ trước tới nay.
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có sự cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu sự bền bỉ, sáng tạo. Đây là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, thu hút những bộ óc tài giỏi từ khắp nơi trên thế giới.
Dù vậy, nếu bạn có đam mê và khát vọng, không gì là không thể. Nhiều chuyên gia CNTT nổi tiếng đã bắt đầu từ con số không, nhưng giờ đây họ là những người dẫn đầu, được công nhận toàn cầu.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có không ít câu chuyện thành công của những người khởi nghiệp đã trở thành gương mẫu cho sự nỗ lực và sáng tạo. Những câu chuyện này không chỉ nổi bật bởi trí tuệ vượt trội mà còn bởi tinh thần dám nghĩ, dám làm. Họ là những người đã vượt qua vô vàn khó khăn, tạo dựng nên những đế chế công nghệ toàn cầu.
Bằng khát vọng đổi mới và khám phá, nhiều nhà sáng lập công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Những câu chuyện khởi nghiệp này là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của đam mê và sự kiên trì. Đằng sau mỗi thành công là một hành trình đầy thử thách, dám đối diện với thất bại và không ngừng vươn lên.
Ngành CNTT cũng mở ra cơ hội cho các chuyên gia quản lý dự án, kinh doanh, cũng như các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đặc biệt, các công việc như tester và SEO đang thu hút đông đảo nhân lực, tạo nên sự sôi động trong thị trường lao động hiện nay.
Mức lương khởi điểm cho những người mới tốt nghiệp dao động từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Với kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm, mức thu nhập có thể đạt từ 15 đến 35 triệu đồng/tháng. Đối với những ứng viên có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 35-50 triệu đồng/tháng, hoặc cao hơn, tùy thuộc vào vị trí công việc và trách nhiệm được giao.
Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kiếm thu nhập từ nghề của mình ngay cả khi còn là sinh viên. Nhiều công ty tư nhân hiện nay có chương trình tuyển dụng cho các vị trí CNTT, tạo cơ hội cho các bạn vừa học vừa làm. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể được nhận vào làm chính thức tại công ty.
PHÒNG TRUYỀN THÔNG & TUYỂN SINH
Ngày 22 tháng 5 năm 2016: Trần Đại Quang lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, ở đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.[22]
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2017, ông có buổi tiếp xúc cử tri tại Hội trường Quận ủy Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, dập tắt tin đồn ông có vấn đề về sức khỏe trước đó.[23][24]
Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, Quận 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, theo lời Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang báo cáo, xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.[24][25][26][27]
Từ ngày 20 tháng 1 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 14 tháng 1 năm 2016, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.[28]
Ngày 2 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu,[29][30][31] kế nhiệm Trương Tấn Sang.[32] Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam.[33] Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và sau đó là Trần Đại Quang. Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Trần Đại Quang được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.[34]
Ngày 13 tháng 4 năm 2016, ông thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.[35]
Ngày 25 tháng 7 năm 2016, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất),[36] Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016–2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.[37]
Ngày 30 tháng 7 năm 2016, Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Tô Lâm.[38]
Ngày 13 tháng 8 năm 2016, ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021.[39]
Ngày 26 tháng 4 năm 2017, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 TPHCM, Trần Đại Quang khẳng định Luật biểu tình được Quốc hội coi trọng nhưng chất lượng của dự án Luật của cơ quan soạn thảo kém nên bị trì hoãn để tham khảo thế giới. Ông cũng cho biết cần sửa đổi luật đất đai vì có nhiều vụ kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.[40]
Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh sau kì họp thứ 5 Quốc hội 14, trước chất vấn của cư tri Lê Văn Sỹ, Lê Sỹ Đậu (quận 4) cần sớm có Luật biểu tình, và yêu cầu Quốc hội trực tiếp soạn thảo luật biểu tình chứ không giao cho Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, một số tờ báo đưa tin rằng ông Trần Đại Quang đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này và hứa sẽ báo cáo Quốc hội ban hành.[41][42][43][44][45]
Khi báo Tuổi trẻ đăng tin này thì Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu Tuổi trẻ thay tiêu đề bài báo và xóa trích dẫn của ông Trần Đại Quang, sau đó ra quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng, xử phạt 220 triệu đồng vì lý do đăng tin giả, và ông Trần Đại Quang không hề nói vậy. Một số tờ báo khác cũng bị xử phạt ở mức nhẹ hơn[46][47]
Ngày 15 tháng 5 năm 2017, ông Trần Đại Quang đã tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị, ông hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" nói riêng, và sẵn sàng hợp tác cùng các quốc gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đem lại lợi ích chung, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.[48]
Trần Đại Quang thông báo với các đại diện doanh nghiệp APEC rằng Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất và dự báo đến năm 2020 sẽ nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chế tạo. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế với mục tiêu là đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5% đến 7%, quyết tâm thực hiện ba đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Là nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam ngày càng gắn kết sâu rộng với hai bờ Thái Bình Dương thông qua các quan hệ đối tác, Cộng đồng ASEAN và mạng lưới 16 FTA với 59 đối tác, trong đó có 18 nền kinh tế thành viên APEC.[49]
Cũng tại Lima, ông Quang chính thức thông báo về Năm APEC 2017 cũng như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.
Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 tổ chức đối thoại với các chủ đề: Thúc đẩy Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và hòa nhập giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Làm thế nào để tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Doanh nghiệp, sáng tạo và bền vững - Những khó khăn trong khởi nghiệp và thời đại số hóa của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự CSOM có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Ngày 23 tháng 5 năm 2016, Trần Đại Quang đã đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đây là chuyến công du đầu tiên của Obama đến Việt Nam.[50] Trong chuyến công du này, Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ, thể hiện việc bình thường hóa hoàn toàn sau hàng chục năm là cựu thù trong chiến tranh.[51] Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp "bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước". Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh. Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn. Vào thời điểm thăm chính thức Việt Nam, ông Obama chỉ còn khoảng nửa năm tại nhiệm trên cương vị Tổng thống của nước Mỹ. Ông Obama nói: "Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình và tôi sẽ nỗ lực dành những thời gian còn lại thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ". Ông Obama cũng nhấn mạnh, vấn đề Biển Đông và nguyên lý tôn trọng tuyệt đối, nước lớn không thể "ăn hiếp" nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc.
Tối 11 tháng 11 năm 2017, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ.[52] Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nồng nhiệt chào mừng Tổng thống Donald Trump cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào thời điểm sôi động nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của Trump, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Tổng thống Donald Trump lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới, cũng là thông điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.". Về phần mình, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông vinh dự lớn lao khi có mặt tại Việt Nam. Tổng thống Donald Trump khẳng định: "Hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù mà đã là bạn", ông dành những lời khen ngợi cho Việt Nam: "Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên rất giỏi của thế giới. Đó là sự chuyển mình ấn tượng của Việt Nam"
Ngoại hình ông Trần Đại Quang thay đổi vì bệnh tật. Ông Quang năm 2016 (trái) và ông Quang năm 2018 (phải)
Theo ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện bị nhiễm "virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm 2017 và phải đi Nhật Bản chữa trị 6 lần. Căn bệnh này "trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".[53] Từng có thời điểm ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong vòng một tháng vào năm 2017, dấy lên nhiều sự đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông.[54] Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Trần Đại Quang trông gầy đi và già hơn khi tiếp đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Trong 10 ngày làm việc cuối cùng, mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo ông Quang vẫn tham dự và tiếp đón các nhà lãnh đạo quốc tế, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi là nguyên thủ quốc gia cuối cùng được ông tiếp đón. Ngày 20 tháng 9 năm 2018, sau khi viết thư chúc Tết Trung thu cho các em thiếu nhi, bệnh tình của ông càng ngày trở nặng và được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vào lúc 15 giờ cùng ngày, ông rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi hôn mê được gần 1 ngày, ông đã trút hơi thở cuối cùng và qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 (tức ngày 12 tháng 8 năm Mậu Tuất theo Âm lịch) sau hơn 1 năm ông bị nhiễm bệnh virus máu, chỉ hơn 6 tháng sau khi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải mất, hưởng thọ 63 tuổi. Quyền chủ tịch nước được trao lại cho Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh và bà đã tạm quyền chức vụ này cho đến khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu kế nhiệm Trần Đại Quang vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, một tháng sau khi ông Quang qua đời.[5][55]
Vợ ông Nguyễn Thị Hiền muốn đưa chồng trở về quê nhà để an táng. Trưởng ban tổ chức lễ tang Trương Hòa Bình được gia đình ủy quyền lo việc này. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong ngày 26 tháng 9 theo nghi thức quốc tang. Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 27 tháng 9, sau đó đến trưa chiều cùng ngày, linh cữu được đưa về quê hương Ninh Bình để làm thủ tục an táng theo nguyện vọng của gia đình.[56]
Lễ an táng đã được diễn ra vào 15h30 ngày hôm sau (tức ngày 27 tháng 9 năm 2018) tại Ninh Bình, có mặt tất cả lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và gia quyến. Lúc 16h cùng ngày, linh cữu của Trần Đại Quang được an táng tại quê nhà: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi ông an táng đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có bốn anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và hai chị/em gái. Em trai của ông là Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an[64]
Ông lập gia đình với vợ là bà Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1958). Hai người quen nhau khi còn học cấp 3 tại quê hương ông. Sau đó đến ngày lên Hà Nội để sinh sống thì cưới nhau.[65] Con trai đầu của ông là Trần Quân (sinh năm 1984), đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tài chính. Từ tháng 8 năm 2021 cho đến nay là Tổng giám đốc kho bạc nhà nước Việt Nam.[66]
TP - Một thời gian dài, dù rất cố gắng, nhưng số lao động Việt Nam được các doanh nghiệp đưa sang Mỹ làm việc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lãnh đạo bốn doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) được Bộ LĐ-TB&XH cho phép thí điểm đều kêu nản vì việc xin visa cho lao động quá khó khăn. Giấc mơ sang Mỹ làm việc với mức lương hàng nghìn USD còn quá xa vời với lao động Việt Nam.
Thị trường Mỹ được coi như đã chết yểu sau khi bốn doanh nghiệp (Cty AIC, Cty Airseco, Trung tâm XKLĐ Viracimex, Cty Simco Sông Đà), được Bộ LĐ-TB&XH cho thí điểm, tuyên bố đầu hàng. Lý do đầu hàng vì việc làm thủ tục xin visa cho người lao động (NLĐ) quá khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng Giám đốc Cty AIC cho biết, từ trước đến nay, việc xin thủ tục nhập cảnh cho NLĐ vào Mỹ gặp rất nhiều khó khăn, do phía Mỹ lo ngại lao động Việt Nam khi sang đây làm việc sẽ bỏ trốn; hơn nữa, tiêu chuẩn phía Mỹ đưa ra rất cao, cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ lẫn sức khỏe.
Mặc dù, Cty AIC từng tuyển lao động đi Mỹ làm việc trong 2 lĩnh vực (sân golf và nông nghiệp) nhưng số lượng lao động được cấp visa rất ít.
Ông Nguyễn Xuân Vui - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty Airseco cũng từng nói rằng, XKLĐ sang Mỹ phải tìm lao động đáng tin cậy để chọn mặt gửi vàng, chứ không tuyển như một số thị trường phổ thông khác.
Trong việc chống trốn, đào tạo nghề, đào tạo định hướng..., giữa doanh nghiệp và Bộ, doanh nghiệp với nhau phải phối hợp chặt chẽ để tránh cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hơn nữa, với thị trường này, nếu để xảy ra sự cố (như: bỏ trốn, đánh nhau...) thì xử lý rất mệt mỏi.
Không có chuyện Mỹ cần lao động giúp việc gia đình
Trong lúc thị trường Mỹ đang trong tình trạng chết yểu, gần đây, có thông tin cho rằng Mỹ đang cần lao động giúp việc gia đình không giới hạn số lượng.
Thông tin trên khiến lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và cả giới XKLĐ Việt Nam ngỡ ngàng. Một lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định thông tin lao động có thể sang Mỹ làm giúp việc gia đình với mức lương 1.500 USD là ảo tưởng.
Ngày 17 - 3, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, không có chuyện Mỹ đang cần lao động giúp việc gia đình.
Thông tin Cty XKLĐ Sovilaco (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) đang tuyển lao động đi giúp việc gia đình tại Mỹ với mức lương cố định 1.500 USD/tháng là không chính xác.
PV Tiền Phong đã trao đổi với giám đốc và phó giám đốc Cty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam và bà Hà Thị Dung. Ông Nam cho rằng, chắc có sự nhầm lẫn; còn bà Dung giải thích, Cty Sovilaco có chức năng du học, hiện đang thí điểm chương trình cho các sinh viên có nhu cầu đi thực tập sinh tại Mỹ. Tuy nhiên, do đang trong thời gian thí điểm nên chưa đưa được ai sang Mỹ, dù đã có một vài em đến đăng ký.
Bà Dung khẳng định, đối tượng tham gia chương trình này sẽ được cấp visa J1 (cấp cho sinh viên) chứ không phải là visa H2 (cấp cho lao động phổ thông). Nếu đi được, các sinh viên chỉ được hưởng lương trong thời gian thực tập tại Mỹ.
Tuy nhiên, theo bà Dung, việc xin visa quá khó khăn nên để triển khai tốt chương trình thì khâu thí điểm phải chắc chắn.
Bà Dung cho biết thêm, Cty cũng đã có ý kiến với Bộ về thông tin trên để cảnh báo, tránh tình trạng NLĐ bị kẻ xấu lừa.
Công nghệ thông tin đang trở thành ngành học thu hút giới trẻ nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ và cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Hãy cùng QTU tìm hiểu vì sao nên chọn ngành công nghệ thông tin?
Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống, từ kinh tế, giáo dục đến y tế. Ngành này đang nhận được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả những quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp tiên tiến. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực CNTT.
Với sự phát triển không ngừng, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực CNTT ngày càng tăng cao. Các tổ chức, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên gia CNTT để phát triển và duy trì các hệ thống công nghệ. Ngành này mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp, cho phép bạn tự do chọn lựa công việc phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
Nhờ vào sự tiến bộ của CNTT, bạn có thể tham gia vào rất nhiều mảng công nghệ khác nhau, từ lập trình, an ninh mạng, đến quản trị dữ liệu. Cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp trong ngành này rất lớn, và bạn có thể tìm được hướng đi phù hợp với đam mê và kỹ năng của bản thân.